Đổi mới công tác thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở xã Yên Trung huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá ”
Yên Trung là một xã trung du nằm phía bắc thuộc huyện Yên Định tỉnh Thanh hoá, với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng và cấp trên trong thời gian qua xã Yên Trung đã thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, thực hiện tốt các phong trào giúp nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống, đã có nhiều tấm gương điển hình trong phong trào người tốt việc tốt nhất là trong việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội.
Tuy nhiên trong sự chuyển biến tích cực ấy vẫn còn những hạn chế tồn tại cần được khắc phục giải quyết, nhiều gia đình trong đó có cả cán bộ có chức có quyền vì động cơ hiếu danh vụ lợi đã tổ chức đám cưới linh đình phô trương, đám cưới ăn uống lãng phí, xa hoa, rườm rà...Tổ chức đám tang không theo đúng quy định, không hợp vệ sinh, tổ chức lễ hội còn chưa phù hợp với nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại và dần len lỏi vào đời sống nhân dân làm mất trật tự thôn xóm và ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Từ những thực trạng trên chúng ta cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn của Đảng Ủy, UBND, cần có những phương án thiết thực nhằm xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội phát triển sâu rộng và lành mạnh hơn, giúp cho người dân biết và hiểu rõ được tác dụng của phong trào này trong đời sống văn hoá của mình, từ đó thúc đẩy sự phát triển của xã Yên Trung nói riêng và của toàn huyện Yên Định nói chung góp phần phát triển xã hội tiến tới “Xây dựng nông thôn mới”
* Trong việc cưới:
Ông cha ta thường có câu “ Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” Đây là niềm hạnh phúc mà ai cũng muốn có trong cuộc sống của mình và việc cưới xin đã trở thành một phong tục tập quán truyền thống của người Việt. Nó không phải là việc riêng của một cá nhân mà là việc chung của cả gia đình, họ hàng và cả xã hội nó thể hiện một nét đẹp văn hoá tinh thần của người dân nơi đây.
Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của UBND huyện, ban chỉ đạo phong trào TDĐKXDĐSVH xã Yên Trung đã triển khai các chỉ thị, quan điểm của Đảng đến với Thôn, xóm, từng hộ ra đình, từng cá nhân trong toàn xã để mọi người hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của việc thực hiện tốt các phong trào ấy. từng bước thực hiện đổi mới trong việc cưới xin tổ chức đám cưới theo nếp sống văn minh, hiện đại hơn nhưng vẫn giữ được những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Trước kia việc cưới xin diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau với những thủ tục rườm rà gây tốn kém về thời gian và tiền bạc của nhân dân thì hiện nay thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội đã làm thay đổi các hình thức tổ chức đám cưới theo nếp sống văn minh và hiện đại hơn.nội dung các hình thức tổ chức đám cưới được giảm bớt đi những thủ tục không cần thiết, đám cưới trước đây bao gồm rất nhiều bước như Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ vấn danh, lễ nạp tài, lễ thành hôn, lễ lại mặt... thì giờ đây đã rút ngắn chỉ còn 3 bước chính là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ nạp tài và lễ cưới được tổ chức gần như là một không tách thành hai lễ khác nhau như trước nữa( ví dụ lễ nạp tài diễn ra hôm nay thì lễ cưới được tổ chức vào ngày mai). Hình thức tổ chức các bước trong đám cưới cũng được đổi mới trước đây lễ nạp tài diễn ra chỉ có anh em họ hàng nhà trai đem trầu cau đến nhà gái nói chuyện thì giờ bây giờ có một đội ngũ bưng lễ gồm 5 hoặc 7 người tuỳ vào phong tục của hai bên gia đình, trong đó nữ ăn mặc áo dài truyền thống màu đỏ, nam ăn mặc áo trắng, quần đen thắt calavát trông rất lich sự. Cô dâu cũng mặc áo dài với những màu sắc khác nhau còn chú rể cung ăn mặc lịch sự như nhữnh thành viên bưng đồ lễ. đội bưng lễ của hai gia điình sẽ trao và nhận lễ với nhau để thể hiện tình cảm thân thiết giữa nhà trai và nhà gái đây là một nét đổi mới rất hay trong đám cưới hiện nay.
Cách thức tổ chức đám cưới cũng có nhiều thay đổi trước kia gia đình nào có đám cưới thường làm cỗ mời cả làng với việc ăn uống linh đình, lãng phí, tốn kém cho gia đình và việc mừng đám cưới cũng từ đó trở thành cái nợ và là dịp để một số người lợi dụng quà mừng đám cưới hối lộ mua chức quyền, đút lót, về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội thực hiện tổ chức đám cưới văn minh tiết kiệm, lành mạnh hơn. Việc mời khách trong đám cưới vẫn diễn ra nhưng chỉ trong phạm vi gia đình họ hàng và bạn bè thân thuộc còn chủ yếu là tổ chức tiệc trà mời khách với cách thức đơn giản để thông báo cho mọi người trong xã biết gia đình mình có đám cưới.
Trong việc tổ chức đám cưới toàn thể nhân dân trong xã đã thực hiện không mở loa đài quá to, quá 23giờ đêm đến 5 giờ sáng, không tổ chức đánh bài bạc trong đám cưới, nhiều đám cưới đã thực hiện tốt không sử dụng thuốc lá để tiếp khách, không uống rượu bia quá say gây ảnh hưởng tới trật tự an ninh.
Việc cưới luôn được thực hiện theo xu hướng đơn giản hoá các thủ tục nhưng phải tuân theo đúng quy định của pháp luật.Trong địa bàn xã các đôi trai gái khi đủ tuổi được tự do tìm hiểu nhau đến khi đã được sự đồng ý của hai bên gia đình thì họ sẽ lên UBND xã để làm thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng Luật hôn nhân gia đình
* Trong việc tang:
Trong quá trình thực hiện tốt về nếp sống văn minh trong việc cưới thì các hoạt động trong việc tang cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn, trên địa bàn xã khi có người mất đều đã đến chính quyền báo tử kịp thời, không để người chết quá lâu trong nhà, người bình thường không để quá 24 tiếng, người bệnh không để quá 8 tiếng, không tổ chức phúng viếng bằng thức ăn chín, hạn chế vòng hoa, bức trướng đắt tiền gây lãng phí, các gia đình có tang không mở nhạc quá to, quá khuy (không mở nhạc từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng).
Sau khi được tuyên truyền vận động và hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội thì toàn thể nhân dân tromng xã đều thực hiện tốt các nội dung của chỉ thị trong việc tang lễ của gia đình mình, nghi lễ tổ chức đám tang đều do chính quyền đoàn thể đứng ra tổ chức lo liệu, phần lớn các đám tang trên địa bàn xã không còn việc tổ chức ăn uống tốn kém như trước nữa, chủ yếu là anh em con cháu trong gia đình ăn uống gọn nhẹ hơn, các tệ nạn trong đám tang như đánh cờ bạc, uống rượu say đã dần bị đẩy lùi. Việc cúng viếng người chết cũng được thực hiện đơn giản hơn bỏ bớt những thủ tục không cần thiết, nhất là đối với người dân tộc sau khi được chính quyền hướng dẫn thực hiện công tác này thì đã có những chuyển biến mới các thủ tục mời thầy, thầy cúng về cúng tế kéo dài trong nhà, không còn nữa thay vào đó là việc cúng tế đơn giản hơn, những nghi lễ có tính chất mê tín dị đoan gây lãng phí cho gia đình và xã hội cũng được xoá bỏ.
Các bước tổ chức đám tang được đơn giản hoá, không còn việc lăn đường, khóc mướn, dãi vàng hương trên đường, trang phục trong đám tang cũng được giảm bớt phần phức tạp rườm rà. việc chôn cất người chết cũng diễn ra nhanh gọn hơn không kéo dài nhiều thủ tục như trươc nữa.
Khi gia đình nào có đám tang thì nhân dân trong xã đều tới phúng viếng, giúp đỡ gia đình lo các việc trong nhà khi mà họ đang bận thương xót thân nhân của mình, với tình làng nghĩ xóm tỏ lòng thương tiếc người quá cố,đây là tinh thần đoàn kết của ông cha ta từ xưa tới nay.
Các tuần tiết sau đám tang như 3 ngày, tuần đầu, 49 ngày, 100 ngày được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ hơn chỉ trong phạm vi gia đình, họ hàng thân thuộc giảm bớt tốn kém, lãng phí cho gia đình.
Để phục vụ cho việc chôn cất người chết được tốt nhất trên địa bàn xã có 5 điểm chôn cất người chết, toàn xã có 12 thôn thì mỗi thôn có 1 xe tang và 1 nhà để xe hợp lý đáp ứng được nhu cầu đưa tang người chết của mỗi gia đình.
Những quy định trong việc chôn cất người chết cũng được nhân dân thực hiện tốt, giảm bớt tình trạng lấn chiếm đất để xây dựng khu mộ quá lớn không theo quy hoạch gây lãng phí trong việc xử dụng đất và gây ô nhiễm môi trường.
* Trong lễ hội:
Việc tổ chức các hoạt động lễ hội trước kia trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn nhưng từ khi thực hiện theo nếp sống mới về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội thì đã có nhiều chuyển biến mới mẻ hơn.
Trên địa bàn xã thường tổ chức các ngày lễ kỷ niệm của đất nước như ngày thành lập Đảng 3/2, cách mạng tháng 8 và mùng 2/9, ngày thành lập Đoàn Thanh niên cộng Sản Hồ Chí Minh 26/3, Ngày giải phóng miền nam 30/4 và quốc tế lao động 1/5 và các hoạt động về di tích lịch sử ... địa phương đã tổ chức theo hình thức mới trọng thể, tràng nghiêm với phương châm “ thiết thực, hiệu quả có ý nghĩa giáo dục cao”, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ quần chúng vào trong các ngày lễ của dân tộc, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã tinh thần yêu nước, đoàn kết, uống nước nhớ nguồn của dân tộc qua các dịp lễ hội, dưới sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trong thời gian qua phần lớn các lễ hội được tổ chức theo đung quy định của các văn bản mà Đảng đề ra, trước và trong các ngày lễ kỷ niệm đề được nhân dân treo cờ tổ quốc, cờ Đảng, treo băngzôn, khẩu hiệu ở các đoạn đường chính của xã ...
Ngoài những ngày lễ kỷ niện của đất nước hàng năn được sự đồng ý của cấp trên trong địa bàn xã còn tổ chức các ngày hội làng với nhiều hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, gắn kết con người gần nhau hơn, lễ hội có các trò chơi dân gian bổ ích như, đánh đu, chọi gà, bài tủ tôm, thu hút được mọi người tham gia khơi dậy được các nét đẹp văn hoá dân gian của địa phương. trong quá trình tổ chức lễ hội không có các tệ nạn như mê tín dị đoan, đánh cờ bạc, đánh nhau diễn ra, các trò chơi mang tính chất lừa đảo cũng bị đẩy lùi tạo ra một không gian vui chơi lành mạnh cho người dân.
Ban biên tập TTTĐT xã Yên Trung