image banner
TÓM LƯỢC LỊCH SỬ XÃ YÊN TRƯỜNG (10/1953 - 7/2025) ( Trước thềm sắp xếp lại đơn vị hành chính chính quyền địa phương 2 cấp)
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về sắp xếp lại đơn vị hành chính  địa phương 2 cấp (bỏ cấp huyện) đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả; Trước thềm xã Yên Trường sẽ trở thành một đơn vị hành chính mới sau ngày 01/7/2025; Ban tuyên giáo Đảng ủy xã Yên Trường trân trọng giới thiệu tới bạn đọc " Tóm lược lịch sử Xã Yên Trường giai đoạn 1953 - 2025". 

I. Những mốc son lịch sử trước năm 1953.

Ngày 10/6/1938 tại thôn Ngọc Vực tổng Bái Châu (nay là xã Yên Thịnh) đồng chí Hoàng Văn Mạch đại diện Tỉnh uỷ Thanh Hoá, phụ trách phong trào cách mạng Yên Định đã triệu tập các anh Trịnh Bá Ái, Nguyễn Thế Quý, Nguyễn Gia Hoạt, Nguyễn Duy Tung, Hoàng Văn Giáp, Hoàng Văn Môn, Hoàng Văn Khuyên. Thay mặt Tỉnh uỷ, đồng chí Mạch đã kết nạp các anh vào Đảng và tuyên bố thành lập chi bộ Yên Định, do đồng chí Hoàng Văn Mạch làm Bí thư.

Từ giữa năm 1941, ngoài việc ra sức phát triển phong trào cách mạng trong huyện, các cơ sở Đảng ở Yên Định còn vận động nhân dân, lực lượng tự vệ, du kích tham gia ủng hộ chiến khu Ngọc Trạo. Hàng chục cán bộ, đảng viên, đội tự vệ, du kích các làng Phù Hưng, Lê Xá, Hổ Bái, Trịnh Xá, Phúc Tỉnh được tuyển chọn đi tham gia xây dựng chiến khu. Ngoài việc cử người tham gia chiến khu, lực lượng tự vệ và nhân dân Yên Định còn đẩy mạnh phong trào đấu tranh góp phần làm phân tán sự chú ý của kẻ thù vào Ngọc Trạo . (Tr 47 LSĐBYĐ T1)

Cuối năm 1941 phát xít Nhật kéo vào Thanh Hoá, chúng cho quân lính đóng ở những vùng trọng điểm, cấu kết với đế quốc Pháp đàn áp dã man phong trào cách mạng ở địa phương. Đây là thời kỳ phong trào cách mạng ở Thanh Hoá bị nhiều tổn thất và tạm lắng. Nhiều đảng viên bị cầm tù, dù bị tra tấn cụ hình cũng không khai báo và giữ gìn khí tiết của người cộng sản.

Cùng với các cuộc đấu tranh của nhân dân đến giữa năm 1942 các cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng ở Yên Định từng bước được khôi phục và củng cố.

Trong thời gian từ cuối năm 1943 đến ngày 9-3-1945, nhiều đảng viên thoát ngục, đế quốc trở về địa phương hoạt động, tăng cường lực lượng cán bộ lãnh đạo phong trào. (Tr 30-40 LSĐBYĐ T1)

Từ tháng 3/1945 sau khi được ra tù đồng chí Trịnh Bá Ái được phân công về phụ trách Tổng Đan nê và Tổng Khoái Lạc cùng đ/c Bùi Văn Khúc (sau đ/c Khúc là người phụ trách xã Long Sơn - gồm làng Thạc Quả xã Yên Trường và xã Yên Phong ngày nay)

T heo Sắc lệnh số 63 ngày 22-11-1945 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức Hội đồng nhân và Uỷ ban hành chính các cấp , huyện Yên Định đã tiến hành kiện toàn chính quyền bỏ đơn vị Tổng, thành lập ra các xã 1 - theo đó Yên Định thành lập có 20 xã - Lúc này Làng Hổ Bái, Làng Lưu Khê, Đan nê, Tu Mục … mỗi làng là một thôn thuộc xã Quang Trung - Tổng Đan Nê; Làng Thạc Quả cùng với Làng Lý Nhân thuộc xã Long Sơn - Tổng Bái Nguyễn . (Tr 44- 51 LSĐBYĐ T1)

Ngày 20/4/1946 chi bộ Đảng đầu tiên ở xã Quang Trung được thành lập, gồm Trịnh Bá Ái làm Bí thư chi bộ kiêm CTUBHC xã Quang trung và 3 đảng viên khác Lưu Vũ Thống, Trịnh Đình Đỉnh (sau làm CTUBHC xã Quang Trung thay đ/c Ái) Trịnh Bá Mãn đều là người Làng Hổ Bái - xã Yên Bái ngày nay.

Đến cuối năm 1946 thành lập xã Yên Thọ (lúc này Làng Hổ Bái , Làng Lựu Khê thuộc xã Yên Thọ; làng Thạc Quả thuộc xã Long Sơn – nay là xã Yên Phong ) để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cách mạng bộ máy lãnh đạo được kiện toàn, đồng chí Trịnh Trí Lợi (Làng Hổ Bái) được bầu làm Bí thư chi bộ xã Yên Thọ, đ/c Phạm Tư Chất (làng Đan nê) làm PBT kiêm CTUBHC; đ/c Trịnh Bá Ái ( Làng Hổ Bái) làm Chủ nhiệm Việt Minh; và các đồng chí Hà Văn Giác, Phạm Gia Ân và một số đồng chí khác... (nguồn TL Lịch sử Đảng bộ xã Yên Thọ 1930-2010)

Từ đầu năm 1947, phong trào thi đua tòng quân diễn ra sôi nổi trong các tầng lớp thanh niên Yên Định. Tại các thôn xã Đan Nê, Lưu Khê, Hổ Bái, Yên Trung, Yên Thọ… đã tổ chức dạ hội “Đốt lửa truyền thống” để tuyển người tòng quân”

Picture 1

(Di tích lịch sử Quốc gia Đền Hổ Bái)

Tháng 3-1948 Đại hội Đảng bộ huyện Yên Định lần thứ II, Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ Đồng chí Phan Xuân Kinh Bí thư Huyện uỷ, ông Lê Đỗ Kỳ, Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện, đồng chí, Lưu Vũ Suý (Hổ Bái) phụ trách quân sự huyện

Tháng 6-1949 để tăng cường công tác xây dựng Đảng, bồi dưỡng lý luận và phương pháp công tác cho cán bộ đảng viên, Huyện uỷ mở lớp bồi dưỡng cho các tổ trưởng đảng trong toàn huyện tại xóm Quảng Đại – Làng Hổ Bái.

Ngày 19-5-1950 Mỹ ném bom chợ Kiểu đúng lúc phiên chợ đang họp đông làm 500 đồng bào ta bị thiệt mạng, hơn 200 người bị thương và nhiều trâu, bò, lợn bị giết hại. Máy bay địch còn gây tội ác với đồng bào ta ở Đan Nê, Tụ Mục, Đắc Lộc, Lưu Khê, Hổ Bái, Thạc Quả ….

Để kiện toàn cơ quan lãnh đạo, kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng ở địa phương, giữa tháng 11-1951, Đại hội lần thứ 4 Đảng bộ huyện Yên Định được tổ chức tại thôn Châu Bối (Định Tường) Đại hội bầu Ban Chấp hành mới. Đồng chí Trịnh Chí Lợi (Hổ Bái) được bầu làm Bí thư Huyện uỷ . (Tr 63 -6 6 LSĐBYĐ T1)

II. Thành lập xã Yên Trường (Lần 1) giai đoạn 10/1953 - 11/2019;

Ngày 9/10/1953 xã Yên Trường được thành thành lập (gồm 3 làng Hổ Bái, làng Lưu Khê, Thạc Quả). Trước yêu cầu của tình hình mới ngày 21/12/1953 bộ máy lãnh đạo được kiện toàn, đồng chí Nguyễn Hữu Kếch (làng Hổ Bái) được bầu làm Bí thư Chi bộ xã Yên Trường, đ/c Trần Văn Bân ( Làng Lưu Khê ) bầu làm PBT chi bộ kiêm CTUBHC, đ/c Lưu Văn Khi (làng Hổ Bái) làm Thường vụ Chi ủy phụ trách công tác đảng, đ/c Mai văn Bàn (làng Hổ Bái) là ủy viên phụ trách bí thư Nông Hội, đ/c Trịnh Đức Ngân (làng Hổ Bái) Ủy viên phụ trách an ninh, đ/c Trịnh Xuân Hiên ủy viên phụ trách Quân sự, đ/c Trịnh Hữu Nha ủy viên phụ trách Mặt trận Liên việt và một số đ/c khác (làng Thạc Quả, Lưu Khê) phụ trách thanh niên, phụ nữ. (nguồn TL Lịch sử Đảng bộ xã Yên Trường 1953-2010)

Cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Định đã đem hết sức người, sức của đóng góp vào chiến công chung trong cuộc kháng chiến kiến quốc của toàn dân tộc. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nhân dân xã Yên Trường. 

Tháng 12/1953 Luật cải cách ruộng đất ra đời; Ngày 7-5-1954 chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng; ngày 21-7-1954 buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp nghị Giơnever về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Giai đoạn này Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền Nam – Bắc. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đến đầu năm 1955 các xã trong huyện thực hiện cuộc cách mạng dân chủ nhân dân. Ở Yên Định, cuộc vận động cải cách ruộng đất được tiến hành vào đợt 3 và đợt 4 (từ tháng 2-1955 đến tháng 12-1955 cải cách ruộng đất ở Yên Định đã cơ bản hoàn thành) (Tr70 LSĐBYĐ T1)

Qua CCRĐ ngày 9 tháng 10 năm 1955 làng Hổ Bái được tách ra để thành lập xã Yên Bái; Làng Lưu Khê, Thạc Quả vẫn thuộc xã Yên Trường

Đ ể đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng tại xã Yên Bái đ/c Vũ Thị Lanh được cử làm Bí thư Chi bộ xã Yên Bái; đ/c Lưu Văn Hấp được cử làm Chủ tịch UBHC . Xã Yên Trường đ/c Đàm Quang Sấm được chỉ định làm Bí thư chi bộ kiêm Chủ tịch UBHC; Đ/c Đàm Quang Thịnh được chỉ định làm Phó bí thư; đ/c Trịnh Hữu Xương được chỉ định làm Ủy viên.

D:\YEN TRƯỜNG 2020-2025\9.TUYÊN GIÁO\Ddoongf chÍ Pham văn Đong vê thăm.jpg

(Một số hình ảnh Thủ tướng Phạm Văn Đồng về thăm và làm việc với cán bộ, Nhân dân xã Yên Trường)

Từ tháng 10/1955 đến tháng 11/2019, Đảng bộ, chính quyền 02 xã Yên Bái & Yên Trường được duy trì hoạt động liên tục, lãnh đạo nhân dân thực hiện tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách phát triển đất nước và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa; đã có có nhiều đóng góp chung cho phong trào cả nước trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung và góp phần xây dựng quê hương Yên Định 02 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng”.

* Một số thành tựu nổi bật trong giai đoạn 10/1955 – 11/2019 đó là

- Trong kháng chiến đánh đuổi thực dân Pháp và xây dựng chế độ XHCN (1954-1960) xã Yên Trường đã không ngừng đóng góp sức người, sức của cho chiến trường . , bình quân đầu người xã đóng 500kg thóc, 1kg gạo, có 100 người tham gia bộ đội, 400 người tham gia dân quân du kích, 10 ngựời tham gia thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, trong đó có 10 liệt sỹ, 10 thương bệnh binh. Làng Hổ Bái có 84 thanh niên xung phong vào bộ đội chiến đấu trên các chiến trường; 602 lượt người đi dân công phục vụ chiến đấu trong những năm kháng chiến đầy gian khổ; tham gia đóng góp cho Nhà nước 423.882 kg thóc.

+ Tháng 10 năm 1955 hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất.

+ Tháng 3/1961 xã Yên Trường được tỉnh chọn làm xã xây dựng hình mẫu hợp tác xã nông nghiệp bậc cao. Đã được Tỉnh ủy và Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa tuyên dương và công nhận “Hợp tác xã Yên Trường là Đại Phong” - đơn vị dẫn đầu của ngành nông nghiệp tỉnh.

+ Ngày 11-12-1961, vinh dự to lớn đến với Đảng bộ và nhân dân Yên Trường được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm

- Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc ( 196 1 -1975 ) Yên Trường đã đóng góp nghĩa vụ cho Nhà nước 4.808 tấn thóc (năm cao nhất là 270 tấn thóc, thực phẩm đạt 20 tấn (vượt mức Nhà nước giao); đã có 504 Thanh niên lên đường nhập ngũ chiến đấu ở các chiến trường, 800 dân quân du kích, 32 thanh niên xung phong, 67 liệt sĩ, 55 thương binh, 9 bà mẹ VN anh hùng; Xã Yên Bái có 426 người đi bộ đội, 150 người tham gia thanh niên xung phong, 627 lượt người đi dân công hỏa tuyến; 87 liệt sĩ, 11 bà mẹ VN anh hùng chi viện cho tiền tuyến 2.400 tấn lương thực, 194 tấn thực phẩm.

+ Năm 1972 được Chủ tịch nước phong tặng “ Đơn vị quyết thắng”

- Từ 1976 đến 19 8 5 t hực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ; để góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giai đoạn này Yên Trường đã đóng góp 200 người tham gia quân đội. Trong số đó có nhiêu người ngã xuống vì độc lập dân tộc, xã có 18 liệt sỹ (Hổ Bái 10 Ls trong đó có 01 Ls là AHLLVT), 01 thương binh va 02 Bà mẹ Việt Nam anh hùng

- Từ năm 1986 luôn t hực hiện xuất sắc chủ trương đổi mới theo tinh thần Đại hội toàn quốc lần thứ VI . Trong tiến trình của lịch sử xã Yên Trường có sự chia tách, sáp nhập song Đảng bộ và Nhân dân luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc, đạt và vượt kế hoạch đề ra:

+ Năm 1993 Làng Hổ Bái Khai trương xây dựng Làng văn văn Hóa, đến năm 1998 được công nhận “Làng Văn hóa cấp tỉnh”

+ Năm 1998, làng Lựu Khê khai trương xây dựng Làng văn hóa; đến năm 2001, làng vinh dự được công nhận “Làng Văn hóa cấp tỉnh”

+ Năm 2000, làng Thạc Quả khai trương xây dựng Làng văn hóa; đến năm 2002, được công nhận “Làng Văn hóa cấp huyện”

+ Năm 2000 Xã Yên Trường được Đảng, Nhà nước phong tăng danh hiệu vao quý: “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”

+ Năm 2008 được Chủ tịch nước tặng “Huân chương lao động hạng Ba”

+ Năm 2010: xã được công nhận “Xã đạt chuẩn quốc gia về y tế” và được Chủ tịch nước tằng cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua”

+ Năm 2012 được UBND tỉnh Thanh hóa tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua” ; v à Đảng bộ được Tỉnh uỷ tặng Bằng khen “trong sạch vững mạnh 3 năm liền 2010 - 2012”

+ Năm 2014: Xã Yên Trường được công nhận “xã đạt chuẩn Nông thôn mới”

+ Năm 2015 xã Yên Bái được UBND Tỉnh công nhận “xã đạt chuẩn Nông thôn mới” tháng 12/2015 được Chính phủ tặng Bằng Khen có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào thi đua “cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”;

III. Thành lập xã Yên Trường (Lần 2) từ 12/2019 đến 7/2025

Thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 15/3/2019 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã ; Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự chỉ đạo của UBND huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 02 xã Yên Bái, Yên Trường đã họp bàn dân chủ và thống nhất rất cao Đề án sáp nhập 02 xã để thành lập đơn vị hành chính mới.

Vào hồi 14h ngày 29/11/2019 tại Hội trường xã Yên Trường đại diện Lãnh đạo huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ huyện cùng toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân 02 xã đã tập hợp đông đủ để nghe công bố Nghị quyết số Số: 786/NQ-UBTVQH14 , ngày 16 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập đơn vị hành chính mới – xã Yên Trường (lần 2) . Sau khi nhập, xã Yên Trường có 8,69 km 2 diện tích tự nhiên ranh giới tiếp giáp các xã Yên Hùng, Yên Phong, Yên Phú, Yên Thọ, Yên Trung và huyện Vĩnh Lộc ; Quy mô dân số 10.323 người, 3.066 hộ; xã có 4 làng (Hổ Bái, Lựu Khê, Thạc Quả và làng Kiểu) ; Có 6 đơn vị thôn (Thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn Lựu khê, Thạc quả và Phố Kiểu). Đảng bộ có 509 đảng viên, 14 chi bộ (6 chi bộ thôn, 6 chi bộ nhà trường, 01 chi bộ Trạm Xá, 01 chi bộ công an) .

Cùng theo đó, để đáp ứng công tác lãnh đạo, quản lý xã hội trên địa bàn hành chính mới Huyện ủy Yên Định đã ra Q uyết định số 1900-QĐ/HU ngày 29/11/2019 để thành lập Đảng bộ xã Yên Trường theo đơn vị hành chính mới; đồng thời ban hành Quyết định số 1910-QĐ/HU ngày 29/11/2019 chỉ định BCH Đảng bộ, BTV Đảng ủy và các chức danh Bí thư, các Phó bí thư Đảng ủy xã Yên Trường và chỉ đạo xã Yên Trường kiện toàn bộ máy hành chính mới, đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả từ ngày 1/12/2019. Theo đó BCH Đảng bộ xã Yên Trường mới có 14 đồng chí, BTV Đảng ủy có 05 đ/c và đ/c Trịnh Xuân Huy được chỉ định giữ chức Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND; đ/c Trịnh Xuân Thủy giữ chức PBT Thường trực Đảng ủy; đ/c Nguyễn Thị Ngọc giữ chức PBT kiêm Chủ tịch UBND xã và một số chức danh khác theo quy định.

Về văn hóa các thôn, làng truyền thống cùng có nét sinh hoạt văn hóa chung, xã có 02 di tích Quốc gia (Đền Hổ Bái và Nhà bia tưởng niệm Bác Hồ); 02 di tích cấp tỉnh (Đền Trương Công Mỹ và Bí ký Trịnh Cảnh Thụy); cán bộ và nhân dân của 2 xã cùng nhau gắn bó, phối hợp chặt chẽ, giúp đỡ nhau trong phát triển sản xuất cũng như trong cuộc sống - đây là tiền đề thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và phát triển của địa phương.

Đảng bộ, nhân dân xã Yên Trường sau sáp nhập luôn phát huy truyền thống cách mạng, giữ vững sự đoàn kết thống nhất, chủ động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thử thách, nỗ lực phấn đấu và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ hai xã đã đề ra; tạo ra bước phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. 23/27 chỉ tiêu đạt và vượt Nghị quyết đại hội. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá cao và bền vững hơn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội trọng tâm đạt kết quả tốt.

D:\TL PBT 2024\27. CÔNG THÔNG TIN 2024\cổng thông tin 2024\Ảnh1.jpg

(Khu di tích quốc gia: Bia tưởng niệm Bá hồ về thăm Yên Trường)

Vào tháng 5/2020 tại Hội trường Trung tâm văn hóa xã Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức thành công tốt đẹp. Trên cơ sở kế thừa, phát huy thành tích, kết quả của đảng bộ gần 70 năm qua, Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã đã đề ra phương hướng, mục tiêu nhiệm vụ “ Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; củng cố niềm tin của nhân dân; Tăng cường phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, huy động tốt các nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, văn hóa đồng bộ để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh; Phấn đấu đến năm 2025 Yên Trường đạt đơn vị kiểu mẫu và phát triển lên Thị trấn”. Với phương châm hành động “ Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Phát triển”.

Đại hội đã bầu 15 đồng chí vào BCH Đảng bộ và tại phiên họp thứ nhất BCH đã bầu 05 đ/c vào BTV Đảng ủy, đã bầu và phân công đ/c Trịnh Xuân Huy giữ chức Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND; đ/c Trịnh Xuân Thủy giữ chức PBT Thường trực Đảng ủy, kiêm Chủ nhiệm UBKT; đ/c Nguyễn Thị Ngọc giữ chức PBT kiêm Chủ tịch UBND xã; đ/c Đàm Quang Thêm giữ chức CT UBMTTQ; đ/c Trương Thị Nhung giữ chức PCT HĐND xã; đ/c Trịnh Hữu Thường và đ/c Nguyễn Hữu Thuân giữ chức PCT UBND xã; đ/c Mai Văn Hanh Trưởng Công an xã; đ/c Trịnh Văn Tuyên làm Chỉ huy trưởng QS xã; đ/c Đàm Quang Phong làm Bí thư Đoàn TN; đ/c Lưu Thị Mai làm Chủ tịch Hội LHPN xã; đ/c Trịnh Văn Đông làm Chủ tịch Hội CCB xã; đ/c Trương Văn Thiên làm Chủ tịch Hội ND xã và một số chức danh khác theo quy định.

Đến cuối năm 2022 thực hiện chủ trương, đề án điều động luân chuyển chức danh Bí thư , Chủ tịch UBND không phải là người địa phương: đồng chí Nguyễn Thị Ngọc, được Huyện ủy điều động luân chuyển giứ chức Chủ tịch UBND xã Yên Phong và đồng chí Bùi Thanh Hải (Chủ tịch UBND xã Yên Phong) được điều động về giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy xã nhiệm kỳ 2020 - 2025 và được HĐND xã Bầu gữ chức vụ Chủ tịch UBND xã Yên Trường, nhiệm kỳ 2021 – 2026; Đến đầu năm 2023 đồng chí Trịnh Xuân Huy được điều động luân chuyển giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Yên Trung và đồng chí Lê Văn Thư (Bí thư Đảng ủy xã Yên Lạc) được điều động về giữ chức Bí thư Đảng ủy xã, nhiệm kỳ 2020 – 2025; Đồng thời đồng chí Trịnh Xuân Thủy (Phó bí thư Đảng ủy) được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND xã Yên Trường, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

* Một số thành tựu nổi bật trong giai đoạn 11/2019 - 7/2025 trước thềm sáp nhập đơn vị hành chính mới (Xã Yên Trường - Lần 3 sau ngày 01/7/2025)

1. Về kinh tế tiếp tục có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng được đầu tư nâng cấp đồng bộ; cơ bản các chỉ tiêu đều đạt và vượt Nghị quyết Đại hội đề ra

Kinh tế tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và vượt mục tiêu Đại hội. Tổng giá trị sản phẩm năm 2025 đạt 1.366,5 tỷ đồng, gấp 2,2 lần năm 2020 (đứng thứ 5 toàn huyện); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, năm 2025 ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 24,2%; Công nghiệp, xây dựng 33,6%; Dịch vụ thương mại 42,1%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2025 là 81,34 triệu đồng, gấp 1,64 lần so với năm 2020, đạt 100,92% so với mục tiêu Đại hội (đứng thứ 4 toàn huyện).

1.1. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng chú trọng vào chất lượng, giá trị sản phẩm, từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2025 đạt 330,9 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với năm 2020, tăng 125,6% so với đầu nhiệm kỳ.

* Lĩnh vực trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm, năm 2025 đạt 1.137,8 ha(giảm 14,3 ha so với năm 2020); sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 4.503,4 tấn, tăng 6,4% so với đầu nhiệm kỳ và đạt 105,4% mục tiêu Đại hội. Đến năm 2025 đã tích tụ được 184,5ha đất nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tăng 105,5ha so với năm 2020), đạt 123% mục tiêu Đại hội; Các mô hình liên kết sản xuất đem lại hiệu quả cao: Vùng trồng lúa NA6, bắc thơm; vùng cây ăn quả; vùng trồng hoa; vùng rau an toàn tiêu chuẩn vietgap. Giá trị sản phẩm trên một hecta đất canh tác đạt 188 triệu đồng, tăng 1,2 lần so với năm 2020, đạt 120,6% so với mục tiêu Đại hội; sản phẩm hoa đạt 3 triệu bông tăng 3 lần so với năm 2020 và đạt 100% mục tiêu Đại hội; xã được công nhận 03 sản phẩm OCOP đạt tiêu chí 3 sao,

* Lĩnh vực chăn nuôi: Tiếp tục phát triển theo hướng kinh tế trang trại đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn dịch bệnh, đảm bảo tốt vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường và cho hiệu quả kinh tế cao, đem lại giá trị kinh tế và thu nhập cao cho người nông dân. Tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2025 có 376,242 con, tăng 2 lần so sánh với năm 2020, đạt 101,1% mục tiêu Đại hội.

* Nuôi trồng Thủy sản: Phát huy cao hiệu quả 101,76 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng cá năm 2025 là 782,3 tấn, đạt 100,3 % mục tiêu đại hội và đạt 220% chỉ tiêu huyện giao.

1.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản phát tiếp tục được quan tâm và đạt kết quả tích cực.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thu công nghiệm và XDCB đến năm 2025 đạt 459,7 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so với năm 2020 và chiếm 33,6% giá trị toàn ngành. Quy mô, số lượng, chất lượng, các ngành nghề được đẩy mạnh phát triển theo hướng hiện đại, phát triển toàn diện các loại hình kinh tế, nhất là phát triển doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể. Đến nay toàn xã có 84 doanh nghiệp, tăng 1,87 lần so với năm 2020, đạt 112% so với KH Đại hội; các hộ kinh doanh cá thể là 600 hộ, tăng 47 hộ, giải quyết cho hàng ngàn lao động.

Hoạt động của các HTX đã có nhiều đổi mới, đầu tư máy móc phục vụ cày bừa, cung ứng giống, mạ khay, máy cấy, vật tư phân bón, phun sâu bằng roboot, liên kết bao tiêu nông sản và thực hiện tốt các khâu dịch vụ tưới tiêu, bảo vệ hoa màu và khuyến nông cho nhân dân.

Về XDCB đã đầu tư xây dựng nhiều công trình: Nhà văn hóa thôn,đường, trường, trạm, công sở, trung tâm khu TDTT xã, giao thông nội đồng; Ngoài ra cấp trên đầu tư trực tiếp một số công trình trên địa bàn xã như: đường tránh Quốc lộ 45, kênh tưới T2A; đường 516C , khu di tích Bác Hồ … đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Tổng nguồn vốn đầu tư XDCB trong 5 năm đạt 1.263 tỷ đồng (gấp 6,1 lần so với giai đoạn 2015-2020).

1.3. Hoạt động tài chính, tín dụng, thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển

Các ngành dịch vụ tiếp tục có bước phát triển . Giá trị sản xuất ngành đến năm 2025 ước đạt 575,98 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2020, chiếm tỷ lệ 42,1% tổng giá trị sản xuất toàn ngành

Hạ tầng thương mại dịch vụ phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng như: Chợ Kiểu, chợ Hổ Bái, hệ thống nhà hàng, siêu thị mini phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông phát triển khá, trên địa bàn xã có trên 180 xe tô các loại, có 03 cơ sở dịch vụ vận tải hành khách; 03 điểm bưu chính viễn thông.

Hoạt động tín dụng, ngân hàng đã đáp ứng nguồn vốn cho doanh nghiệp và nhân dân. Tổng dư nợ qua hoạt động ủy thác, tín chấp tín dụng ngân hàng qua kênh của các tổ chức đoàn thể được ủy thác là 43 tỷ 938 triệu đồng.

1.4. Thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách địa phương

Công tác thu, chi ngân sách địa phương được quản lý chặt chẽ, đúng luật. Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021- 2025 là 133 tỷ 388 triệu đồng; tỷ lệ tăng thu bình quân hằng năm đạt 25,64%, vượt mục tiêu Đại hội. Tổng chi ngân sách địa phương là 133 tỷ 388 triệu đồng; (Đầu nhiệm kỳ tổng nợ XDCB là 12 tỷ 704 triệu đồng, trong nhiệm kỳ tiếp tục đầu tư 67 tỷ 602 triệu đồng, đã thanh toán 75 tỷ 223 triệu đồng; số nợ công đến nay còn là 5 tỷ 083 triệu đồng)

Nguồn kinh phí huy động từ nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội trong 5 năm là 39 tỷ 436 triệu đồng. Công tác thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí luôn được đề cao, thực hiện đúng quy định.

1.5. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường

Sau khi sáp nhập xã đã xây dựng được bản đồ quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính mới; đồng thời tăng cường quản lý, chỉ đạo thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất. Triển khai đính chính lại hồ sơ đất đai cho Nhân dân, tập trung các biện pháp giải quyết vướng mắc tồn đọng về đất đai; Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của HĐGPMB huyện.

Công tác bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng được nâng cao cả về nhận thức và hành động; xã đảm bảo chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Công tác thu gom rác thải hàng năm đạt 100%. Công tác ứng phó, phòng chống thiên tai, bão lụt, được quan tâm thường xuyên và đảm bảo yêu cầu.

1.6. Công tác xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển đô thị đạt kết quả tích cực.

Đảng ủy xã đã ban hành NQ chuyên đề số 12-NQ/ĐU về xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, xã NTM nâng cao. Tập trung đầu tư hạ tầng, thiết chế văn hóa, cảnh quan môi trường nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn; đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Kết quả đến nay có 3/6 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và xã đạt chuẩn NTM nâng cao sớm hơn 2 năm so với NQ đại hội đề ra.

Về xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đã xây dựng Quy hoạch tổng thể không gian Đô thị Kiểu đến năm 2030, tầm nhìn 2045 và đã được UBND tỉnh quyết định phê duyệt tại Quyết định số 1409/QĐ-UBND, ngày 11/4/2024

2. Văn hóa - Xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; an sinh xã hội được chăm lo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.

2.1. Hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao

- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” chú trọng nâng cao chất lượng tiêu chí thôn văn hóa, gia đình văn hóa gắn với xây dựng công dân gương mẫu, gia đình, thôn, làng, cơ quan đơn vị kiểu mẫu. Kết quả đã có 3 thôn và 05 cơ quan đạt tiêu chí kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh; có 98,86% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa

- Công tác bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa, các lễ hội truyền thống được quan tâm : Khôi phục Lễ hội truyền thống Đền Hổ Bái, Chùa Hồng Ân, Đền Trương công Mỹ, lễ báo công tại Di tích Bác Hồ, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương tham gia; qua đó phát huy được giá trị, nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương Yên Trường.

- Hạ tầng thông tin, truyền thông được đầu tư nâng cấp, bao phủ đến từng người dân. Trên địa bàn xã có 06 trạm BTS; có 170 hộp cáp quang; thông tin di động 4G, 5G đảm bảo 100% người dân được sử dụng dịch vụ Internet; Công sở xã có phòng họp trực tuyến, màn hình lớn phục vụ nhân dân và hội họp; Hệ thống truyền thanh, Cổng thông tin điện xã hoạt động có hiệu quả.

- Hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức đa dạng phong phú: Năm 2025 đã có 40 CLB văn hóa - văn nghệ, thể dục thể thao hoạt động thường xuyên; Tỷ lệ dân số tập luyện thể thao thường xuyên đạt 71,2%, số gia đình thể thao đạt 60,3%.

2.2. Giáo dục và đào tạo: Đầu nhiệm kỳ xã có 6 trường, thực hiện chủ trương sáp nhập của ngành giáo dục đến nay xã còn 4 trường; Cơ sở vật chất phòng lớp học, nhà bán trú, trang thiết bị dạy học được đầu tư đảm bảo chuẩn mức độ 2. chất lượng giáo dục mũi nhọn được duy trì luôn đứng trong tốp đầu của huyện; tỷ lệ học sinh đậu Đại học hàng năm cao hơn so với mặt bằng chung của huyện; 100% các trường đều đạt chuẩn quốc gia; Trường Trung học cơ sở Yên Trường và Trường mầm non được tặng cờ đơn vị dẫn đầu của UBND tỉnh.

Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được coi trọng và phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Bình quân hàng năm có trên 1.500 lượt người tham gia học tập tại TTHTCĐ xã. Ngoài Quỹ khuyến học xã, các khu dân cư có Quỹ khuyến thôn như Thôn 1,2,3, có quỹ khen thưởng từ 50-80 triệu đồng/năm

2.3. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân;dân số kế hoạch hóa gia đình.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân được quan tâm; kiểm soát tốt dịch bệnh trên người, nhất là đại dịch Covid-19; chất lượng y đức của đội ngũ cán bộ y tế được nâng cao; các chương trình quốc gia về y tế thực hiện có hiệu quả; xã đạt chuẩn Y tế giai đoạn 2025 - 2030;

Công tác dân số KHHGĐ: Tỷ lệ tăng dân số bình quân là 0,79%, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 11% năm 2020 xuống còn 8,3%; tiêm chủng mở rộng đạt 100% trẻ em trong độ tuổi và 100% trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí; 98,8% nhân khẩu có hồ sơ khám sức khỏe điện tử; tỷ lệ BHYT nâng từ 90,2% năm 2020 lên 97,3% vào năm 2025, đạt 105,8% mục tiêu Đại hội.

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó sử dụng nước sạch là 59,7% đạt mục tiêu Đại hội; xã có 02 chợ (Kiểu và Hổ Bái) và 02 lò giết mổ, 05 chuỗi cung ứng thực phẩm và 03 bếp ăn của các nhà trường đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xã đạt chuẩn xã vệ sinh an toàn thực phẩm, giai đoạn 2021 - 2025.

2.4. Công tác chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công được thực hiện đảm bảo, kịp thời và nhân văn

- Công tác chăm lo đời sống các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, hộ nghèo, cận nghèo: Thực hiện, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo giải quyết tốt chế độ chính sách cho đối tượng người có công với cách mạng, các gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, đối tượng bảo trợ, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đảm bảo tính ưu việt và nhân văn.

Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU của Tỉnh ủy, năm 2024 xã đã triển khai hỗ trợ sửa chữa và xây mới cho 09 hộ khó khăn về nhà ở, hoàn thành 100% chỉ tiêu huyện giao trong cả 2 năm 2024 và 2025, tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn là 98,5% đạt 99,9% mục tiêu đại hội.

- Công tác lao động và việc làm được triển khai sâu rộng, đời sống nhân dân tiếp tục được nâng lên: Tỷ lệ lao động có việc làm đạt 98,6%, lao động qua đào tạo 81,08%; trong 5 năm có 199 lượt lao động xuất khẩu; đến năm 2025 xã còn 07 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,12 %; 42 hộ cận nghèo chiếm 1,56% . Chuyển dịch lao động, tỷ lệ lao động nông nghiệp đến năm 2025 chỉ còn 28,2%, vượt mục tiêu Đại hội.

3. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội đảm bảo.

3.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương: Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; kết hợp đảm bảo quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện tốt Luật dân chủ ở cơ sở; xây dựng lực lượng dân quân, dự bị động viên vững mạnh. Tổ chức huấn luyện, tham gia diễn tập phòng thủ, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

3.2. Đ ảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội : Phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc” được phát huy; thực hiện tốt Đề án 06 của Chính phủ về xây dựng và phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết và văn bản chỉ đạo của cấp trên, trọng tâm là Nghị quyết 28 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “chiến lược bảo vệ ANTQ trong tình hình mới; các biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, được triển khai sâu rộng, thường xuyên và đạt hiệu quả thiết thực. Hằng năm các thôn và xã đều đạt chuẩn “an toàn về an ninh trật tự”

3.3. Công tác phối hợp tổ chức thực hiện giữa địa phương với với các ngành cấp trên về nhiệm vụ quốc phòng và công tác quân sự địa phương: Hàng năm đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ngành cấp trên tổ chức được nhiều buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục, pháp luật ở các nhà trường và các khu dân cư, với trên 2830 lượt người tham gia; từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm về chấp hành Luật NVQS, Luật CAND, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phối hợp BCH QS huyện trong chỉ đạo BCH quân sự xã triển khai các văn bản chỉ thị nghị quyết về công tác quốc phòng quân sự địa phương và trong tổ chức thực hiện rà soát, quản lý, tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ đảm bảo công khai, dân chủ, đúng Luật. Phối hợp với Công an, Viện kiểm sát, Tòa án trong công tác quản lý các đối tượng tù treo, hết hạn tù về địa phương, cai nghiện cộng đồng…

4. Công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn diện

4.1. Triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên nhất là người đứng đầu.

Quán triệt triển khai và thực hiện nghiêm túc Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiểm điểm tự phê bình và phê bình hằng năm gắn với tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn đảng bộ. Qua đó, cán bộ, đảng viên đã nâng cao ý thức “tự soi”, “tự sửa” và đạo đức cách mạng góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; kịp thời biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong việc thực hiện Kết luận 01-KL/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; trong 05 năm đã biểu dương, khen thưởng 19 tập thể và 105 cá nhân có thành tích cao trong công tác và rèn luyện; Đảng bộ xã được huyện ủy và Tỉnh ủy tặng bằng khen.

4.2. Công tác chính trị, tư tưởng có nhiều đổi mới đem lại hiệu quả thiết thực :

Đảng ủy xã đã có nhiều đổi mới trong việc học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng; thực hiện tốt công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, tính chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên. Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để kịp thời định hướng dư luận xã hội. Xây dựng lực lượng tuyên giáo tham mưu trong đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xấu độc đạt hiệu quả tích cực. Qua đó, đã tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong Nhân dân. Kịp thời sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, tỉnh, huyện một cách nghiêm túc. Tỷ lệ đảng viên tham gia ở các hội nghị đạt 94,5% trở lên.

4.3. Công tác tổ chức, cán bộ và đảng viên được thực hiện đồng bộ, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hệ thống chính trị

Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên được quan tâm hơn và có chuyển biến tích cực; cấp ủy đã chú trọng đổi mới phương pháp và nội dung sinh hoạt đảng bảo đảm theo quy chế, quy định. Trong nhiệm kỳ đã thành lập mới 03 chi bộ trực thuộc. Thực hiện nghiêm túc quy chế đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo quản lý và đảng viên. Kết quả hằng năm có 100% tổ chức đảng hoàn thành nhiệm vụ, trong đó 20% được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Tập thể lãnh đạo và Đảng bộ liên tục được Huyện ủy công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và được Tỉnh ủy tặng Bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liên tục.

Công tác quản lý và phát triển đảng viên được chú trọng, trong nhiệm kỳ đã kết nạp được 25 đảng viên mới, đạt 100% mục tiêu Đại hội và đạt 83,3% kế hoạch huyện giao.

Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, đề xuất, bố trí cán bộ được quan tâm phối hợp chỉ đạo chặt chẽ. Triển khai thực hiện tốt việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2020-2025, xây dựng quy hoạch 2025-2030; Gắn quy hoạch với đào tạo cán bộ; trong nhiệm kỳ đã cử 10 đồng chí bồi dưỡng chuyên môn đại học, 01 đồng chí đi bồi dưỡng hạ sĩ quan quân sự, 10 đồng chí đi bồi dưỡng TCLL chính trị và 171 lượt cán bộ đi cập nhật kiến thức mới. Thực hiện giới thiệu cán bộ ứng cử đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình theo quy định; Trong nhiệm kỳ đã thực hiện phương án điều động, luân chuyển, bố trí Bí thư đảng ủy, CT UBND xã không phải là người địa phương đảm bảo đúng chỉ đạo của Huyện ủy.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được tăng cường; phối hợp với cấp có thẩm quyền giải quyết đúng, đủ, kịp thời chế độ cho cán bộ dôi dư sau sáp nhập xã và đội ngũ cán bộ không chuyên trách theo Nghị quyết số 31 của HĐND tỉnh. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng góp phần kịp thời động viên, khích lệ cán bộ, đảng viên và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong toàn đảng bộ.

4.4. Công tác kiểm tra, giám sát được chú trọng góp phần phòng ngừa ngăn chặn, xử lý nghiêm tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm:

Cấp ủy và UBKT đảng ủy đã triển khai đầy đủ, nghiêm túc các quy định, hướng dẫn của cấp trên về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng. Hàng năm xây dựng chương trình công tác và thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Trong nhiệm kỳ đã tiến hành 21 cuộc kiểm tra, giám sát; chấp hành 01 cuộc kiểm tra giám sát của Tỉnh ủy và 03 cuộc của Huyện ủy; đã thi hành kỷ luật 10 đảng viên có vi phạm. Công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng; tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, góp phần ngăn ngừa tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.

4.5. Công tác dân vận của hệ thống chính trị có nhiều đổi mới, ngày càng gắn bó mật thiết với Nhân dân: Khối dân vận thường xuyên được củng cố, kiện toàn; phương thức hoạt động có nhiều đổi mới, hiệu quả thiết thực hơn; đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết các vấn đề phát sinh, những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề Nhân dân quan tâm. Triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “ Dân vận khéo ”; mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ; Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể.

Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 22-CT/TU, của Tỉnh ủy về cuộc vận động quỹ hỗ trợ xây dựng nhà ở; kết quả năm 2024 xã đã vận động được 702,9 triệu đồng, đạt 127,9% chỉ tiêu huyện giao; đã hỗ trợ cho 09 hộ khó khăn về nhà ở. Thông qua đó đã tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, đường lối của Đảng đề ra.

4.6. Công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực:

Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng, lãng phí; đẩy mạnh cải cách, nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp. Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo quy định. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được chú trọng; trách nhiệm, chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo được nâng lên. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt kết quả tốt; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức và người dân, doanh nghiệp có chuyển biến tích cực hơn.

Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý tổ chức đảng, đảng viên sai phạm được thực hiện nghiêm minh, kịp thời, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng. Trong nhiệm kỳ đã chấp hành 3 cuộc thanh tra tại địa phương. Qua kết luận thanh tra những sai phạm trong lãnh đạo, quản lý đã được xử lý đúng quy định.

4.7. Phương thức lãnh đạo của cấp uỷ được đổi mới, sâu sát thực tiễn

Cấp ủy đảng đã bám sát phương châm hành động “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành các nghị quyết, kết luận theo hướng cụ thể, thiết thực, có tính khả thi cao; Kịp thời sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của cấp ủy, quy chế phối hợp…phù hợp với quy định của cấp trên và thực tiễn khách quan.

Vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với chính quyền và hệ thống chính trị được tăng cường; trong lãnh đạo, chỉ đạo vừa bảo đảm tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; phát huy dân chủ, tính sáng tạo nhưng bảo đảm nguyên tắc, quy định của Đảng và quy chế làm việc. Chú trọng xây dựng và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, quy hoạch, định hướng lớn để tranh thủ tối đa thời cơ; đồng thời tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề cấp bách, khó khăn, vướng mắc phát sinh; đề cao vai trò, trách nhiệm, sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân trong xã; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiểm tra, giám sát, phát huy rõ vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Phong cách làm việc của cấp ủy và các ủy viên được chuyển biến nâng lên, khẳng định được lập trường, quan điểm, tư tưởng, đạo đức cách mạng, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong công tác, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết, gương mẫu chấp hành nền nếp, chế độ sinh hoạt, nguyên tắc của Đảng, sâu sát cơ sở, nắm và giải quyết kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong thực tế.

5. Hiệu lực quản lý, hiệu quả điều hành của chính quyền và hoạt động cải cách hành chính tại địa phương cơ sở được tăng cường

5.1 Chất lượng hoạt động của HĐND xã có nhiều đổi mới tích cực: Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và thể hiện rõ vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương; đã tổ chức kiện toàn bộ máy chính quyền sau sáp nhập đơn vị hành chính và sau cuộc bầu cử nhiệm kỳ 2021 - 2026. Có nhiều đổi mới trong cách thức tổ chức các kỳ họp, hội nghị tiếp xúc cử tri, hoạt động chất vấn. Tăng cường giám sát, đôn đốc thực hiện các nghị quyết đã ban hành. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay HĐND xã đã tổ chức 15 kỳ họp , ban hành 143 Nghị quyết. Các nghị quyết HĐND xã đã kịp thời cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cụ thể hóa từng nhiệm vụ chủ yếu và các khâu đột phá, chương trình trọng tâm mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXXV đề ra, làm cơ sở để UBND xã tổ chức triển khai thực hiện đem lại hiệu quả thiết thực trên thực tế góp phần thúc đầy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn xã.

5.2. Công tác chỉ đạo, điều hành của UBND xã được thực hiện toàn diện, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, bảo đảm tuân thủ đúng luật định: Đã kịp thời cụ thể hóa các văn bản pháp luật, Nghị quyết của cấp ủy, HĐND xã thành các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ công tác tháng, quí, năm và trong cả nhiệm kỳ. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quyết liệt, cụ thể, thiết thực, "rõ người, rõ việc, rõ cơ quan, rõ thời gian hoàn thành" gắn rõ hơn trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo và công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, góp phần tích cực cho thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh; trong đó quan tâm công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, điều hành, tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong tiếp nhận, giải quyết, qua đó đã rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân; chỉ số cải cách hành chính được hàng năm được xếp trong tốp đầu của huyện.

5.3. Về kết quả giải quyết các vấn đề tồn đọng kéo dài: Đảng ủy đã xây dựng kế hoạch khắc phục từng năm, từng việc và tập trung lãnh đạo giải quyết những hạn chế, khuyết điểm theo KL11 ngày 11/10/2018 của Huyện uỷ. Các nội dung tồn đọng về quản lý thu chi tài chính ngân sách; công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, cấp quyền sử dụng đất; chính sách người có công và bảo trợ xã hội đã cơ bản được khắc phục; tuy nhiên vẫn còn một số vụ việc chưa giải quyết khắc phục triệt để.

6. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tiếp tục được đổi mới; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường; quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động ,  thực hiện tốt vai trò là người đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, hội viên; đa dạng hóa các hình thức tập hợp Nhân dân. Chất lượng, hiệu quả công tác vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được nâng lên. Tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua bằng những việc làm cụ thể, hiệu quả thiết thực. Một số phong trào nổi bật như: Phong trào“ Toàn dân xây dựng nông thôn mới- đô thị văn minh”; Phong trào “Đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát phản biện xã hội phát huy dân chủ, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh”; phong trào triển khai thực hiện CT 29 của Huyện ủy về “chiến dịch 100 ngày đêm sáng, xanh - sạch- đẹp - an toàn”; Phong trào thi đua thực hiện CT 22 về vận động quỹ xây dựng nhà ở ..v.v.

Thông qua hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội ở xã đã góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tỷ lệ tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên được nâng lên rõ rệt. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội luôn được công nhận đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của huyện

7. Về thực hiện các Chương trình trọng tâm, các khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 được triển khai đồng bộ, hiệu quả cao:

7.1. Chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với xây dựng các chuỗi sản xuất; đẩy mạnh tích tụ đất đai và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng thương mại dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.

Tập trung triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ đất đai xây dựng chuỗi sản xuất, vùng trồng cây ăn quả việtgáp 10ha, vùng trồng rau sạch, vùng trồng hoa 5ha, vùng trồng lúa chất lượng cao áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất 40ha, 02 khu nhà màng nhà lưới, 03 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao ; đến năm 2025 tổng diện tích đất nông nghiệp được tích tụ tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn là 184,5 ha đạt 123% mục tiêu đại hội.

7.2. Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các công trình hạ tầng quan trọng về giao thông, văn hóa, đô thị:

Đã triển khai xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật dân cư đô thị Bến Bản; Nhà luyện tập thi đấu thể thao trung tâm xã; Xây dựng mới 06 nhà văn hóa thôn; xây mới các phòng học trường THCS, Tiểu học, nâng cấp các trường mầm non; nâng cấp 100% các tuyến giao thông; Nâng cấp tôn tạo di tích quốc gia Đền Hổ Bái, Khu di tích Bác hồ về thăm HTX Yên Trường; Đền thờ Trương Công Mỹ… Từ đó phát huy cao về giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng, lịch sử làng xã, quê hương gắn với phát huy tiềm năng du lịch. Trong nhiệm kỳ địa phương đã đón sứ giả du lịch Hoa hậu Đỗ Thị Hà về thăm và quảng bá du lịch kết nối vùng và nhiều đoàn công tác trong và ngoài tỉnh về tham quan học tập kinh nghiệm

7.3.Chương trình tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bền vững, gắn với phát triển đô thị văn minh, hiện đại.

Tập trung nguồn lực xây dựng thôn kiểu mẫu, xã NTM nâng cao, duy trì thường xuyên VSMT khu dân cư sáng - xanh - sạch đẹp - an toàn và hướng tới phát triển đô thị văn minh, hiện đại và hướng tới phấn đấu được công nhận Đô thị Kiểu.

Hoạt động ở thôn và các làng văn hoá, nếp sống văn minh trong các khu dân cư được quan tâm hơn; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh. Phong trào xây dựng thôn, làng, cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu kiểu mẫu theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân đồng tình hưởng ứng tham gia như; đóng góp xây mới nhà văn hóa thôn, chỉnh trang đường làng ngõ xóm, điện sáng công cộng, xây dựng đề án Quy hoạch không gian tổng thể đô thị Kiểu năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong 05 năm tổng nguồn lực cho thực hiện chương trình trọng tâm XDNTM nâng cao là 1.263 tỷ đồng. Kết quả đến nay 3/6 thôn đạt các tiêu chí kiểu mẫu, xã đạt chuẩn NTM nâng cao sớm hơn 2 năm theo mục tiêu Đại hội.

7.4. Chương trình tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đổi mới mạnh mẽ, phương pháp, phong cách, lề lối làm việc của cấp ủy và chi bộ cơ sở. Xây dựng phong cách làm việc tập thể, khoa học, dân chủ, bám sát thực tiễn cơ sở, nói đi đôi với làm, xử lý kịp thời những vấn đề bức xúc của nhân dân. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể đi đôi với tăng cường vai trò, sự chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu. Phân công rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; khắc phục những thủ tục rườm rà, bất hợp lý, giảm bớt giấy tờ, hội họp, tăng cường bán sát cơ sở để nắm bắt tình hình thực tế. Đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức sinh hoạt đảng cả về nội dung và hình thức. Kết quả trong nhiệm kỳ Đảng bộ đã được Tỉnh ủy tặng bằng khen.

* Những kết quả thực hiện nổi bật trong triển khai thực hiện Nghị quyêt Đại hội Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra

1. Kết quả thực hiện về huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ theo hướng hiện đại:

Trong giai đoạn 2021-2025 cấp ủy đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ và có nhiều giải pháp thiết thực để thu hút các nguồn lực để đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Kết quả tổng nguồn kinh phí đã huy động giai đoạn 2021-2025 là1.263 tỷ đồng (tăng 6,1 lần so với giai đoạn 2015-2020). Trong đó nguồn lực từ ngân sách xã là 36,9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,9%; Nguồn từ ngân sách cấp trên hỗ trợ 49,2 tỷ đồng, chiếm 3,9%; nguồn lực nội sinh từ Nhân dân địa phương gần 858,2tỷ đồng, chiếm 67,9%; nguồn lực hỗ trợ của con em xa quê là 1,5 tỷ đồng, chiếm 0,2%; nguồn từ các doanh nghiệp 39,3 tỷ đồng, chiếm 4%; nguồn từ cấp trên trực tiếp đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn khoảng 277,75 tỷ đồng, chiếm 22%; Nhiều công trình, dự án quan trọng được đầu tư xây dựng trên địa bàn xã đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển, cảnh quan môi trường ngày càng khang trang, sạch đẹp, đồng bộ, hiện đại.

2. Kết quả thực hiện về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống:

Qua 5 năm triển khai thực hiện khâu đột phá về khoa học - công nghệ đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; công nghiệp, XDCB; thương mại, dịch vụ; văn hóa, thể thao và du lịch; giáo dục đào tạo và y tế; hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền. Nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, của cán bộ và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò, về phát triển khoa học, công nghệ đã được nâng lên.

Khoa học và công nghệ từng bước trở thành động lực trong phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Kinh tế số từng bước hình thành, phát triển và ngày càng trở thành bộ phận quan trọng trong đời sống, kinh tế - xã hội ở địa phương; công nghệ số được áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

3. Kết quả thực hiện về “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể”:

Đảng ủy đã nghiêm túc quán triệt, triển khai Chương trình số 13-CTr/TU ngày 16/4/2021 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 23-KH/HU, ngày 06/8/2021 của Huyện ủy đến cấp ủy chi bộ, cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu. Kịp thời sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung nội dung chỉ đạo thực hiện. Luôn nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong tự phê bình và phê bình. Hầu hết đảng viên đều thực hiện tốt việc giữ mối liên hệ với cấp ủy và thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú, từng bước khắc phục những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Duy trì chế độ sinh hoạt chi bộ định kỳ, sinh hoạt chuyên đề hàng tháng theo hướng dẫn số 03-HD/HU ngày 19/11/2018 của Ban Thường vụ Huyện ủy. 100% chi bộ trong sinh hoạt điều đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII vào nội dung sinh hoạt

Tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy, chi ủy các chi bộ luôn đoàn kết, thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo; có tư duy đổi mới, có năng lực thực tiễn, có tinh thần trách nhiệm vì sự phát triển chung của địa phương. Tập thể cấp ủy và Đảng bộ nhiều năm được Huyện ủy công nhận HTXS nhiệm vụ, Tỉnh ủy tặng Bằng khen HTXSNV 5 năm liên tục.

- Năm 2019: Được Huyện ủy tặng giấy khen

- Năm 2020: Phát động phong trào xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới theo lời Bác Hồ dạy.

- Năm 2022 có 6/6 thôn xây dựng Nhà văn hoá thôn khang trang, quy mô 180 - 200 chỗ ngồi; có 3 thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu (Lựu khê, Phố Kiểu, Thôn 1); Xã có 4 trường học được đầu tư cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp;, cả 4 trường được công nhận là Đơn vị kiểu mẫu.

- Năm 2023: Công bố quy hoạch xây dựng Đô thị Kiểu đến 2030, tầm nhìn 2045; Xã Yên Trường Được Tỉnh ủy tặng Bằng khen “đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiêu biểu 5 năm liền 2019 – 2023”

- Năm 2024: Được UBND tỉnh Công nhận xã Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nhiều giấy khen của huyện uỷ, UBND huyện, các sở ngành cấp tỉnh.

Thực hiện chủ trương lớn của Đảng, nhà nước về sắp xếp tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và thực hiện chính quyền địa phương 02 cấp (bỏ cấp huyện – sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã). Theo đó Huyện Yên Định sáp nhập 26 xã xuống còn 07 xã. Tên “Xã Yên Trường” một lần nữa (Lần thứ 03) tiếp tục được chọn làm tên của đơn vị hành chính mới (đơn vị hành chính xã Yên Trường mới được sáp nhập nguyên trạng các xã củ là : Yên Trung, Yên Trường, Yên Phong, Yên Thái) . Xã Yên Trường mới sẽ chính thức hoạt động kể từ ngày 01/07/2025; trung tâm hành chính xã mới được đặt tại thôn Lựu Khê, xã Yên Trường.

IV. Tóm lại:

Trong suốt quá trình lịch sử, Làng Lựu Khê, Thạc Quả, Làng Hổ Bái, xã Yên Trường , huyện Yên Định là vùng đất được hình thành từ rất lâu đời (theo thần phả Nghè Hổ Bái ghi lại có từ thời Hùng Vương vào năm 257 trước Công nguyên); Là một vùng đất giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng và truyền thống lịch sử, văn hóa rà rất vinh dự, tự hào được đón Bác Hồ về thăm (11/12/1961).

Đặc biệt hơn đó là truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân Yên Trường được thể hiện rõ nhất qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, truyền thống bất khuất, kiên cường đó ngày càng được hun đúc, tôi luyện. Nhiều thế hệ thanh niên Yên Trường đã đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, tình nguyện lên đường chiến đấu vì độc lập, tự do, nhiều người con trong đã chiến đấu hi sinh quên mình, vì dân, vì nước.

Khi đất nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhân dân Yên Trường vẫn luôn tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm trong chiến đấu, vì độc lập, tự do của dân tộc, là lá cờ đầu trong Huyện, trong Tỉnh được đón các nguyên thủ Quốc gia về thăm.

Qua quá trình biến cố của Lịch sử tên L àng có sự thay đổi: Trang chân Bái - Hổ Bái, Hoa cảo - Thạc quả, Làng Kiểu…Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, các dấu tích văn hóa, lịch sử của cha ông còn được lưu giữ ở địa phương là minh chứng cụ thể, sinh động cho bề dày văn hóa và sức sống bất diệt và vươn lên mạnh mẽ của con người nơi đây.

Hiện nay, những truyền thống tốt đẹp đó đang tiếp tục phát huy có hiệu quả, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng quê hương Yên Trường ngày càng giàu đẹp, văn minh, phát triển mạnh mẽ trên con đường đổi mới và hội nhập và vươn mình cùng đất nước. K ết quả đó được Đảng , Chính phủ ghi nhận , song giá trị to lớn nhất là sự ghi nhận trong tấm lòng và con tim tràn đầy nhiệt huyết của mỗi người dân Yên Trường.

Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân xã Yên Trường đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã là tiền đề, nền tảng cho địa phương mới tiếp tục phát triển đi lên trong kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc Việt Nam. Cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã sẽ tăng cường đoàn kết hơn nữa, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Tập trung phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Luôn cố gắng phấn đấu để xứng đáng với “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, “Đơn vị dẫn đầu thi đua” của cả nước và đặc biệt là phải phấn đấu để xứng đáng với niềm tin mà Bác Hồ đã căn dặn năm 1961 khi về thăm Yên Trường.   

                                                                                                                                           

Tin nổi bật
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND Xã Yên Trường
Địa chỉ: Thôn Lự Khê, Xã Yên Trường, Tỉnh Thanh Hóa
Email : yentruong@thanhhoa.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Thị Khuyên ; Chức vụ: Phó chủ tịch UBND xã ; Số điện thoại liên hệ: 0916 351 858
Ghi rõ nguồn: Trang thông tin điện tử xã Yên Trường hoặc yentruong.thanhhoa.gov.vn khi bạn phát lại thông tin từ Website này.

Website được thiết kế bởi VNPT