image banner
CAO SƠN THƯỢNG ĐẲNG THẦN
Thần cao sơn là một người học rộng hiểu sâu và là một vị tướng tài có công rất lớn đối với đất nước Việt ta.

Trời Nam mở vây, thánh tổ gây dựng cơ đồ, Hùng Vương dựng nước gọi gọi là ông tổ Bách Việt, đời đời nhớ đến cháu con Dư Duệ. Nước Nam ta cùng với triều vua Đinh, Lê, Lý, Trần bốn họ đều là vị vua, sáng kế trị vì thiên hạ. Nước Nam  ta vào triều vua Lý Thái Tông lúc này văn tu, chỉnh võ chuẩn bị nền chính trị điều hoà, phàm các công thần có công với nước điều cho lập ty hành sách biên chép thành tập chuyện truyền rằng đời thế thời kỳ trước ở hai khu thượng, hạ chung Cổ Đô.

Yên định huyện, tỉnh thanh hoá theo đó về trước, chưa có dân ở, chưa lập miếu đền thờ thần để cúng tế. Lúc này thời gian là chiều nhà Tống, truyền nghe ở đất bảo sơn, xã quảng đông, huyện bắc quốc có một nhà danh gia lệnh tộc họ cao tên là huý là minh, vợ là hoàng, vợ chồng kết tóc xe tơ mà chưa có con kế nối. đến giờ ngọ, ngày 22/ 8 lúc ấy là mùa thu năm bính ngọ sinh ra một cậu con trai hình thể diện mạo lạ thường, bèn nuôi dạy đến lúc 3 tuổi bèn mệnh danh tên là Hiển, đến khi trưởng thành danh ngôn ông lạ thường, năm ông 12 tuổi  tính bẩm thông minh trí đạt bèn đi học năm 19 tuổi văn học đã tinh thông văn chương giỏi giang các loai sách bách gia chi tử, thể không gì không học hỏi hết mọi người điều kính nể.

Nhà vua mkhoa tuyển chọn những nhân tài ông nghe nói liền bèn tự ra ứng tuyển năm đó vừa tròn 21 tuổi ông đã thi trúng Tiến sỹ, cập đệ ở hàng đệ nhất xuất thn, được nhà vua yêu mến, lập tức phong cho nhận chức thừa tướng công, ụng vâng lệnh nhận tước lộc. Sau này có giặc đông di nổi lên, nhà vua rất tức giận, lệnh cho ông thay sức vua đem binh, xuất tướng đi chinh chiến. ông nhận chức quyền binh đến Thừa tướng nguyên sói đến nắm giữ việc quân. ông lập tức điều quân đi tuần vùng để bình định giặc đông di, đến địa phương nào cũng vâng lệnh là con thần bốn phương nhân dân đều hướng tâm theo phục.

Sau khi giặc đông di long bình định, ông tiến binh về triều, đi qua vùng đất binh giới Yên Định, trấn thanh Hoá, nhìn ngắm đất này có núi cao long mạch, địa thế rồng bay có thấp cung chiếu vào chỗ quan trọng, đất này cung có các vị khách tướng xuất thế ở đời. ông rất yêu vùng đất này, tự chiêu mộ thu nạp các nhà thương gia dòng tộc, lấy đất khả Đô lập thành một khu dân ấp, lúc ấy nhà dân đến ở được 337 người đặt tên là Trang ấp Cổ đô, lại tái lập một cung đài ở giữa trong ấp để lấy nơi ngh ngơi mỗi khi đi tuần về. Từ ấy trở về sau, hàng năm, thường cấp tiền và của cải cho Trang dân làm kế sinh nhai, lập nghiệp m mang ruộng đất. Ông đã phân lập đất Trang Cổ đô thành hai khu Thượng và Hạ. Ông đã tlập cung đài, cáo với dân rằng Trang dân vốn là bậc thần tử “Con Thần” của ta, xin lập cung đài để sau này làm nơi hương hoả cho ta. Trang dân điều xúc cảm trước uy đức của ông.

Trở về Nghệ An ông lập một cung đài ở đất núi đại liễu, trang bản tháp - huyện đông thành, trải qua các ngày ông sống ở đây, khi ông 103 tuổi lúc ấy phát bệnh ông đã chết ở đây, khi ấy là ban đêm giờ tý ngày 15/ 3. Vua rất thương xót vì mất một vị thần có công lao với nước, nhân việc đó mà lấy chữ Cao sơn Thượng Đẳng Thần.

Về diệu Nương công chúa và các bộ khước truyền thời gian ấy diệu Nương là em giái thứ hai của thần, sinh ngày 14/ 7 năm mậu thân Nàng có dung mạo đẹp nhan sắc tuyệt trần, mắt phượng mài ngài, tóc dài quá gối lại có tính bẩm sinh hiền lành  hoà thuận là bậc nữ trung hào kiệt, ngày trước thường theo thần đi Bình định giặc đông di. Mỗi khi về qua bản Trang đến cung sở của thần, thương cùng nhân dân ở khu hạ hành lễ ca hát mở yến tiệc, lại lập một cung sở ở khu dưới, khai mở ca hát, nhiều người đội ơn, nhớ ơn trạng của Nàng. Nàng cấp tiền cho nhân dân khu dưới, đến ngày 11/10 Nàng hoá mắt tại đất bản Trang, Trang dân vốn thường thấy trong mộng, nàng trở về khu dưới dự yến ở cung sở. Thời gian sau, Bản Trang thấy trong Trang tật trạng không yên, bèn hành lễ cúng tế ở cung sở, lập tức thấy bệnh lui dần, nhân dân sống yên ổn. Nhân dân bản Trang biết có linh, bốn làm lễ theo thờ cúng ở chính linh từ cựng với Thần Cao Sơn.

 Với truyền thống yêu nước nhớ nguồn, Đảng bộ và nhân dân xã Yên Trung (huyên Yên Định, tỉnh Thanh Hoá) cùng con em đang học tập công tác xa quê và những người hảo tâm đã cùng nhau đóng góp nhiều công sức tiền của để trùng tu tôn tạo đền để đáp ứng sự tự do tín ngưỡng của nhân dân và các bản hội .

Đền thờ Cao Sơn Thượng Đẳng Thần xã Yên Trung, (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá) đã được công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh, tháng 04 năm 2006. Hàng năm xá nhà tổ chức tế lễ vào ngày 15 tháng 3 âm lịch truyền thống để suy tôn bậc công thần - người có công khai cơ lập ấp. đây là một nét đẹp của nền văn hoá Việt Nam, đồng thời khích lệ động viên các dòng tộc, mọi người tiếp tục tham gia đóng góp công đức, để tôn tạo truyền thống và bảo vệ khu di tích của đền, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Đồng thời tiếp tục phát huy đạo lý uống nước nhớ nguồn và tinh thần đoàn kết để phát huy giá trị văn hoá sức mạnh cộng đồng để xây dựng nếp sống văn hoá mới, văn minh giàu mạnh ở địa phương.

Ban biên tập TTTĐT xã Yên Trung

               

 

 

 

 

Tin nổi bật
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: UBND Xã Yên Trường
Địa chỉ: Thôn Lự Khê, Xã Yên Trường, Tỉnh Thanh Hóa
Email : yentruong@thanhhoa.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Thị Khuyên ; Chức vụ: Phó chủ tịch UBND xã ; Số điện thoại liên hệ: 0916 351 858
Ghi rõ nguồn: Trang thông tin điện tử xã Yên Trường hoặc yentruong.thanhhoa.gov.vn khi bạn phát lại thông tin từ Website này.

Website được thiết kế bởi VNPT